Những cách xử lý mụn của teen

Nặn mụn có thể gây hại cho da và mụn, không những mụn không biến mất mà còn làm cho vi trùng phát tán, gây ra sẹo xấu.

Vẫn biết mụn không xa lạ gì đối với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn trong độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng hiểu mụn và đủ “tỉnh táo” để tìm cho mình một phương pháp trị mụn khoa học, an toàn và hiệu quả.

Nặn mụn: đây là việc làm có thể gây tác hại cho da và mụn, không những mụn không biến mất mà còn làm cho vi trùng phát tán, tổn thương da nặng và sâu, di chứng để lại là sẹo xấu, sẹo rỗ to và nhiều.

Sử dụng các sản phẩm kem trộn với các thành phần không rõ nguồn gốc (đặc biệt có cả corticoid để điều trị mụn): có thể gây ra các phản ứng phụ như teo da, rạn da, nổi mụn đỏ làm tình trạng mụn ngày càng nặng nề và khó điều trị hơn.

“Giấu” mụn bằng việc lạm dụng trang điểm: đôi khi việc trang điểm giúp “ngụy trang”- giấu mụn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng trang điểm vì có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm tình trạng mụn nặng hơn. Ngoài ra, sử dụng những mỹ phẩm không hợp với da có thể gây mụn nhiều thêm.

Chăm sóc da
Rửa mặt nhiều lần trong ngày: khi rửa mặt quá nhiều sẽ làm cho tuyến bã nhờn làm việc nhiều hơn để cân bằng lại độ ẩm. Do vậy, nó có thể gây ra nhiều chất nhờn dư thừa hơn. Ngoài ra, nếu rửa bằng xà phòng, sữa rửa mặt có chất tẩy mạnh sẽ gây tổn thương da, kích ứng da, gây mụn nhiều hơn.

Vô tư ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều đường, dầu mỡ: thức ăn dầu mỡ có thể thúc đẩy sự sản xuất dầu tự nhiên trong cơ thể, còn thức ăn nhiều đường giúp vi khuẩn mụn có năng lượng để hoạt động mạnh hơn, từ đó, có thể làm mụn mọc lên nhiều hơn.

Như vậy, các bạn đang đối mặt với mụn hãy tránh xa những cách xử lý sai lầm trên để tránh gây tổn thương thêm cho làn da. Ngoài ra, các bạn cũng cần áp dụng những biện pháp đơn giản sau để giúp nhanh chóng tạm biệt mụn.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân: năng tắm gội, lau mồ hôi, giữ da thông thoáng bằng việc rửa mặt 2-3 lần mỗi ngày bằng nước sạch.
Khi ra đường nên đội nón và đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, không khí ô nhiễm, đặc biệt là tránh sự tác động của tia UVA, UVB.

Chế độ sinh hoạt khoa học: thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya, stress.

Chế độ ăn uống: tránh ăn nhiều đường, dầu mỡ, các chất kích thích (café, thuốc lá), thực phẩm cay, nóng. Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau quả và đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và đặc biệt là cần chú trọng bổ sung kẽm.

Kẽm Methionin: giúp kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn, giúp ngăn ngừa và điều trị mụn. Kẽm còn giúp giảm viêm, mau lành vết thương, giảm nguy cơ để lại sẹo trên da.

Crôm: giúp giảm tình trạng nhiễm trùng, ngăn vi khuẩn mụn phát triển mạnh, giúp ngăn ngừa mụn và tăng khả năng hấp thu kẽm vào cơ thể.

Vitamin E và vitamin C kết hợp giúp tăng cường tổng hợp collagen: phục hồi cấu trúc làn da, hạn chế vết thâm và sẹo mụn.
Chất chiết D.Salina từ tảo biển: giúp bảo vệ da dưới sự tác động của tia UVA, UVB.

(Chăm sóc da theo ngoisao.net)